Tình
huống như sau: tháng 8/2018, A có góp vốn thành lập công ty TNHH cùng với B và
C. A góp vốn bằng tài sản là ngôi nhà để làm trụ sở công ty (được định giá thời
điểm đó là 2 tỷ). Năm 2019, giá trị ngôi nhà có tăng lên 2.6 tỷ và A muốn rút
tài sản góp vốn là ngôi nhà ra và thay thế bằng tiền mặt trị giá 2 tỷ. Vậy A có
rút được không ạ?
Tư vấn như sau:
Trong
tình huống này sẽ xảy ra 2 trường hợp như sau:
Một là,
nếu A chưa thực hiện việc góp vốn bằng ngôi nhà(chưa thay đổi chủ sở hữu trong
GCNQSD) cho Công ty thì A có thể thỏa thuận việc góp vốn 2 tỷ đồng tiền
mặt (tài sản tương đương) thay cho tài sản căn nhà. Pháp luật cũng quy định về
vấn đề này tại khoản 2 Điều 48 Luật doanh nghiệp :"Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại
tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90
ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên công
ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài
sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại."
Hai là,
nếu như A đã góp vốn vào công ty và đã chuyển quyền sỡ hữu ngôi nhà cho Công ty
thì lúc này quyền sỡ hữu ngôi nhà thuộc về công
ty như vậy A không thể thay thế bằng tài sản góp vốn đó được. Trường hợp
này A có thể thỏa thuận để công ty chuyển nhượng lại ngôi nhà của chính công ty.
Kể cả trường hợp trả lại vốn góp thì công ty cũng chỉ trả lại giá trị vốn góp
là 2 tỷ đồng chứ không có nghĩa vụ trả lại cho A căn nhà.
Ba là,
pháp luật hiện tại chưa có quy định về vấn đề này nên nếu điều lệ công ty có
quy định thì A vẫn có thể rút tài sản là ngôi nhà và thay thế bằng tiền mặt giá
trị trương đương.