Tình huống dân sự, thừa
kế:
Ông A, bà B là vợ chồng, có 3 người con là C, D, E và một mảnh đất 250m2. Năm
1997, ông A mất không để lại di chúc. Mảnh đất từ đó đứng tên bà B. Năm 2007,
bà B lập di chúc với nội dung chia đều mảnh đất cho 3 người con của mình. Năm
2010, bà B làm hợp đồng tặng cho toàn bộ mảnh đất cho người con trai cả là C với
điều kiện phải phụng dưỡng và chăm sóc bà lúc tuổi già, lo ma chay và thờ cúng
khi bà mất. Bà B mất vào năm 2013. Hợp đồng có công chứng, chứng thực của cơ
quan có thẩm quyền. Trước khi làm hợp đồng, có làm biên bản họp gia đình nhưng
đã gọi nhiều lần, E vẫn không về tham gia buổi họp nên D đã kí thay E vào biên
bản. Em muốn hỏi: Trong trường hợp này có hợp đồng tặng cho rồi thì di chúc có
bị vô hiệu không? Việc kí thay vào biên bản họp gia đình có ảnh hưởng gì đến hiệu
lực pháp lí của hợp đồng không? Nên chia thừa kế như thế nào?
Chúng tôi xin tư vấn
như sau:
1.
Hợp đồng tặng cho của bà B cho C có bị vô hiệu hay không?
-
Ông A chết không để lại di chúc, trường hợp này phải chia theo pháp luật: (Điều
650, Điều 651 Bộ luật dân sự 2015)
“Điều 651. Người thừa kế
theo pháp luật
1. Những người thừa kế
theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất
gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai
gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người
chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà
ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba
gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì
ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột,
cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ
ngoại.
2. Những người thừa kế
cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng
thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã
chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận
di sản.”
Tài
sản phải chia là ½ Tài sản chung của (A,B), như vậy ½ giá trị miếng đất sẽ được
chia điều cho những người thừa kế thuộc hàng thứ nhất (B, C, D, E).
Như
vậy, hợp đồng tặng cho giữa bà B và C sẽ bị vô hiệu một phần, phần bị vô
hiệu chính là phần tài sản không phải của bà B.
2.
Việc D ký thay E vào biên bản họp gia
đình có hiệu lực không?
Nếu
E đồng ý thì không sao, mà trong trường hợp này E biết nhưng không về, chứng tỏ
E phản đối, không đồng ý với nội dung cuộc họp. E cũng là thành viên thuộc hàng
thừa kế thứ nhất, E có quyền khởi kiện ra Tòa nếu quyền lợi của E bị ảnh hưởng.
3.
Việc chia thừa kế như thế nào?
- Phần tài sản của ông A được chia thừa kế theo pháp luật.
-
D, E, C,B sẽ được nhận phần thừa kế của A
- Bà B không có tài sản (kể từ lúc lập hợp đồng tặng cho C) nên không chia thừa kế.
-
C ngoài nhận phần thừa kế từ A, thì C còn được hưởng phần tài sản bà B (phần tài sản của hợp đồng tặng cho không bị vô hiệu).