Weekly Trending

header ads

Rủi ro Hợp đồng ủy quyền trong hoạt động ngân hàng

Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng chủ thể hay khách hàng vay vốn  có thể trực tiếp hoặc thông qua hoạt động ủy quyền để giao kết hợp đồng thế chấp nhằm đảm bảo các khoản vay tín dụng tại ngân hàng. Trên thực tế có nhiều tình huống trớ trêu như khi giao kết hợp đồng thế chấp thông qua hoạt động ủy quyền nhưng lại phát sinh các trường hợp như người ủy quyền chết hoặc ra nước ngoài, hiệu lực của hợp đồng chấm dứt hay bên được ủy quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền… Ngân hàng sẽ xử lý như thế nào?



1.      Rủi ro pháp lý về tính hiệu lực của giao dịch thế chấp được ký kết thông qua ủy quyền khi người ủy quyền ra nước ngoài.

Hợp đồng ủy quyền chấm dứt theo căn cứ chung về chấm dứt hợp đồng, mặt khác, hợp đồng ủy quyền có căn cứ chấm dứt riêng:

- Hợp đồng ủy quyền chấm dứt khi hết thời hạn. Việc ủy quyền phải lập bằng văn bản, trong văn bản cần xác định rõ thời hạn ủy quyền. Trong thời hạn đó, bên được ủy quyền phải thực hiện xong công việc phải ủy quyền. Trong trường hợp bên được ủy quyền chưa thực hiện xong nghĩa vụ của mình vì lý do khách quan hoặc chủ quan mà việc ủy quyền hết thời hạn thì hợp đồng ủy quyền chấm dứt.

-  Bên được ủy quyền đã thực hiện xong công việc ủy quyền và giao lại kết quả công việc cho bên ủy quyền.

- Hợp đồng ủy quyền còn chấm dứt khi một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng (Điều 569 BLDS 2015). Trong trường hợp bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ ủy quyền, bên ủy quyền đơn phương hủy hợp đồng ủy quyền, hoặc bên ủy quyền đã thực hiện một số công việc nhưng sau đó vi phạm hợp đồng, bên ủy quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng.

-  Một trong hai bên chết, hợp đồng ủy quyền chấm dứt. Hợp đồng ủy quyền do các bên trực tiếp thực hiện, do vậy nếu một bên chết thì chấm dứt hợp đồng (khoản 3 Điều 422 Bộ luật Dân sự năm 2015).

Để xác định hiệu lực của hợp đồng ủy quyền và quyền được ký kết hợp đồng thế chấp thông qua ủy quyền của người được ủy quyền khi người ủy quyền ra nước ngoài, thì các tổ chức tín dụng phải xác định xem tại thời điểm ký kết các hợp đồng thông qua ủy quyền, người ủy quyền còn sống hay không. Bởi lẽ, hợp đồng thế chấp sẽ không có hiệu lực nếu tại thời điểm  người được ủy quyền ký kết giao dịch thế chấp, mà có căn cứ xác định người ủy quyền đã chết, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích,thì hiệu lực hợp đồng ủy quyền sẽ bị chấm dứt và các giao dịch thông qua hoạt động ủy quyền cũng không phát sinh hiệu lực. (Khoản vay của khách hàng sẽ từ vay có bảo đảm trở thành khoản vay không có tài sản bảo đảm).

Như vậy, để tránh các rủi ro về mặt pháp lý đối với các giao dịch dân sự thông qua ủy quyền (trong đó có hợp đồng thế chấp), khi người ủy quyền ra nước ngoài, thì :
-         Ngân hàng phải có một văn bản xác nhận của nơi cư trú người đó còn sống hay đã chết thông qua hoạt động ủy thác tư pháp.
-         Đồng thời ngân hàng cũng nên có văn bản cam kết của gia đình của người ủy quyền  về việc tại thời điểm ký hợp đồng thế chấp, người ủy quyền vẫn còn sống.

Ngoài ra Ngân hàng cần phải lưu ý, theo Luật công chứng năm 2014 thì Hợp đồng ủy quyền phải thực hiện thủ tục công chứng tại văn phòng công chứng có thẩm quyền. Trường hợp ký hợp đồng ủy quyền tại nước ngoài thì cần phải thông qua đại sứ quán hoặc cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài.

2.                  Cần sự có mặt của người ủy quyền khi giao kết hợp đồng thế chấp trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thông qua ủy quyền.

Để tránh rủi ro về mặt pháp đối với các giao dịch thông qua ủy quyền và đảm bảo quyền, lợi ích của ngân hàng  thì ngân hàng phải có cơ sở xác định người ủy quyền còn sống hay đã chết, để tránh hợp đồng thế chấp đó sẽ vô hiệu tại thời điểm xác lập.
Như vậy, khi công chứng hợp đồng thế chấp,  cần đề nghị cơ quan nhà nước hoặc cơ quan nhà nước sẽ đề nghị cung cấp các giấy tờ xác minh người ủy quyền vẫn còn sống tại thời điểm giao kết hợp đồng thế chấp.

3.               Vấn đề pháp lý về giao kết hợp đồng thế chấp thông qua ủy quyền nhưng Ngân hàng không thể biết được việc bên được ủy quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với bên ủy quyền.

Theo BLDS 2015, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt (Điều 569 BLDS 2015). Còn theo văn phòng công chứng thì các bên không được tự ý đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền mà phải thông qua văn phòng công chứng. Đối với các giao dịch tại ngân hàng luôn phải thực hiện thủ tục  công chứng, do đó ngân hàng cân lưu ý đến các loại ủy quyền thông qua công chứng.


Trước khi Ngân hàng thực hiện các giao dịch có thông qua ủy quyền, thì ngân hàng cần xác minh hợp đồng ủy quyền còn hiệu lực pháp luật hay không tại thời điểm ký kết? Xác minh qua hệ thống phần mềm  quản lý hợp đồng công chứng và dữ liệu ngăn chặn UCHI  của văn phòng công chứng để xác định có hợp đồng văn bản thể hiện việc chấm dứt hợp đồng ủy quyền không? Ngoài ra, Ngân hàng cũng nên áp dụng một số biện pháp đề phòng như yêu cầu khách hàng vay vốn cam kết chưa có văn bản chấm dứt hợp đồng ủy quyền với bên ủy quyền.