Weekly Trending

header ads

Làm gì để chứng minh việc góp vốn vào công ty TNHH hai trở lên


Vốn điều lệ công ty.
Theo khoản 29 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014: " Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty....", vốn là tài sản của doanh nghiệp. Nghĩa vụ căn bản của thành viên công ty là nghĩa vụ góp vốn mà đã cam kết góp vốn khi đăng ký thành lập công ty hoặc khi đăng ký góp thêm vốn.
      Các bên có thể thỏa thuận việc góp vốn bằng đồng Việt Nam hoặc bằng tài sản khác. Khoản 1 Điều  35 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: "Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá bằng đồng Việt Nam." Nếu tài sản góp vốn có đăng ký quyền sở hữu hoặc là giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.



Phần vốn góp được ghi trong điều lệ công ty hoặc giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp.
Trong nhiều trường hợp, tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, các thành viên chưa góp đủ vốn vào công ty (vốn góp đã cam kết) thì trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu hết thời hạn mà thành viên không góp vốn thì sẽ bị loại tư cách thành viên, còn nếu đã góp được một phần vốn góp thì quyền và nghĩa vụ của họ được xác định trên cơ sở vốn thực góp. Công ty phải đi thay đổi vốn điều lệ khi góp vốn điều lệ không đủ.

Vấn đề đặt ra là những tài liệu nào có thể chứng minh được thành viên đã góp vốn?

Từ vụ việc giải quyết tranh chấp giữa các thành viên công ty, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao Thành phố Hồ Chí Minh nhận định:
"Xét về căn cứ pháp lý của việc góp vốn vào công ty cần phải hội tụ đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đó là:
Phải có phiếu thu góp vốn.
Phải được thể hiện trên sổ sách kế toán của công ty về phần vốn góp của thành viên.
Phải có chứng nhận phần vốn góp của công ty."

     Trường hợp nếu không có tất cả các văn bản ( giấy chứng nhận góp vốn, sổ đăng ký thành viên, phiếu thu ghi nhận  góp vốn) thì có đủ căn cứ để xác định một người có phần vốn góp trong công ty không.


Kiến nghị:

Vì vậy, văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp năm 2014 cần có những quy định để Tòa án có căn cứ để đánh giá tài liệu, chứng cứ xác định xem liệu thành viên đã thực sự góp vốn vào công ty hay chưa, số vốn đã góp thực tế là bao nhiêu. Theo đó, không nhất thiết phải xuất trình đầy đủ các giấy tờ, mà chỉ cần xuất trình một hoặc một số tài liệu hợp pháp.